Tuyên truyền
ĐẠI HỘI THỂ DỤC THỂ THAO THỊ TRẤN LỘC HÀ LẦN THỨ I

KẾ HOẠCH CẢI CÁCH HCC THỊ TRẤN LỘC HÀ NĂM 2025

Thứ hai - 17/02/2025 21:16
KẾ HOẠCH CẢI CÁCH HCC THỊ TRẤN LỘC HÀ NĂM 2025
Thực hiện Quyết định số 3098/QĐ-UBND ngày 31/12/2024 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Hà Tĩnh năm 2025; căn cứ tình hình thực tế của thị trấn, UBND thị trấn ban hành Kế hoạch Cải cách hành chính (CCHC) năm 2025 với các nội dung sau:
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
1.1. Tiếp tục triển khai toàn diện, đồng bộ, có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm
vụ, giải pháp của Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ, của tỉnh; Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày
26/5/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh CCHC, nâng cao hiệu
lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp giai đoạn 2022-2025, định
hướng đến năm 2030 (sau đây gọi là Nghị quyết số 12-NQ/TU).

1.2. Tiếp tục đẩy mạnh công tác CCHC nhằm xây dựng nền hành chính
dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại; tập trung trọng tâm vào cải cách thể chế, cải
cách chế độ công vụ, xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền
số, nâng cao chất lượng dịch vụ công, cải cách thủ tục hành chính (TTHC), đáp
ứng nhu cầu thiết thực của người dân và doanh nghiệp trong giải quyết TTHC;
cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế -
thị trấn hội của thị trấn.

1.3. Từng bước nâng cao chỉ số CCHC (PAR INDEX) và các chỉ số có
liên quan: Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ
quan hành chính nhà nước (SIPAS), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công
cấp thị trấn (PAPI) của tỉnh, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp thị trấn (PCI), Chỉ số
chuyển đổi số cấp thị trấn (DTI).

2. Yêu cầu
2.1. CCHC phải xuất phát từ lợi ích của người dân, doanh nghiệp; lấy sự
hài lòng của người dân, tổ chức là thước đo đánh giá hiệu quả, chất lượng phục
vụ của cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

2.2. Triển khai công tác CCHC phải được tiến hành đồng bộ, thống nhất,
có trọng tâm, trọng điểm, mạnh dạn đột phá, triển khai phù hợp với điều kiện

thực tiễn và góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - thị trấn hội của thị trấn năm 2025. Trong quá trình triển khai yêu cầu lồng ghép triển khai đồng
bộ, thống nhất các mục tiêu, nhiệm vụ theo Chương trình tổng thể CCHC Nhà
nước giai đoạn 2021-2030 gắn với Nghị quyết cấp ủy Đảng, chương trình, kế
hoạch, Đề án của chính quyền các cấp về CCHC.

2.3. Người đứng đầuđịa phương phải xác định CCHC là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt. Các nội dung CCHC phải được tiếnhành đồng bộ, thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm; gắn với tình hình thực tiễn, mỗi ngành, lĩnh vực cần xác định cụ thể từng nhiệm vụ, giải pháp để đảm bảo đạt tiến độ, chất lượng, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, là động lực, mục tiêu phát triển kinh tế - thị trấn hội của thị trấn trong năm 2025.
2.4. Các ngành, lĩnh vực: Tư pháp, Tài chính, Thông tin và Truyền
thông, Kế hoạch và Đầu tư,  Văn phòng UBND thị trấn chịu trách nhiệm về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý; các ngành liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ CCHC kịp thời, hiệu quả.

2.5. Bố trí đủ nguồn lực và có các giải pháp triển khai cụ thể để đảm bảo
tính thực tiễn, khả thi của kế hoạch.

II. CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
1. Chỉ đạo điều hành CCHC
1.1.Nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo điều hành; tổ chức thực hiện có hiệu quả, đảm bảo chất lượng các nội dung, nhiệm vụ trong kế hoạch CCHC của thị trấn; 100% các lĩnh vựcban hành Kế hoạch thực hiện CCHC năm 2025.
1.2. Phấn đấu ít nhất có 01 sáng kiến (hoặc giải pháp mới) về CCHC áp
dụng có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của Hội đồng thẩm định CCHC huyện.

1.3. Ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch tự kiểm tra CCHC các lĩnh vực đảm bảo thực chất và đúng quy định.
2. Cải cách thể chế
2.1. Phấn đấu từ 90% trở lên nội dung tại các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) của UBND tỉnh giao quy định chi tiết được triển khai, thực hiện kịp thời, chất lượng.
2.2. Phấn đấu từ 95% văn bản QPPL của HĐND, UBND các cấp được góp ý sửađổi, bổ sung hoặc thay thế theo kết quả rà soát.
2.3. Phấn đấu từ 90% văn bản QPPL của Trung ương, của tỉnh, của huyện được tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả.
3. Cải cách thủ tục hành chính
3.1. Tiếp tục triển khai thực hiện số hóa kết quả giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp thị trấn, đạt tỷ lệ tối thiểu tương ứng là
75% số hồ sơ tiếp nhận của cấp thị trấn.
3.2. 100% TTHC đủ điều kiện được cung cấp dịch vụ công (DVC) trực
tuyến (toàn trình, một phần) và được cập nhật lên cơ sở dữ liệu quốc gia về

TTHC và công khai trên Cổng dịch vụ công quốc gia; tỷ lệ nộp hồ sơ trực tuyến
đạt 70%; tỷ lệ nộp hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt 90%.

3.3. Tối thiểu 70% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC không
phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện
thành công TTHC trước đó, mà UBND thị trấn giải quyếtTTHC đang quản lý, hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được UBND thị trấn kết nối, chia sẻ.

3.4. 100% TTHC nội bộ được ràsoát, công bố, công khai.
3.5. Tối thiểu 80% TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính, được triển khai
thanh toán trực tuyến, trong số đó, tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt tối
thiểu 40% trở lên.

3.6. Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết TTHC
đạt từ 94% trở lên.

3.7. Phấn đấu trong năm tổ chức ít nhất từ 02 đến 03 cuộc đối thoại/diễn
đàn của lãnh đạo UBND thị trấn với người dân, doanh nghiệp.

4. Cải cách tổ chức bộ máy
4.1. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các ngành.
4.2. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước.
5. Cải cách chế độ công vụ
- Tổng hợp kết quả, báo cáo phòng Nội vụ các nội dung về quản lý cán bộ công, công chức (CBCC) như: Báo cáo số lượng, chất lượng đội ngũ CBCC năm 2024; kết quả đánh giá CBCC năm 2025; số liệu CBCC bị xử lý kỷ luật năm 2024; tiền lương bình quân của CBCC năm 2025.
- Triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC năm 2025.
+ Cử cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng CBCC theo Kế hoạch của cấp trên.
 + Báo cáo kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC năm 2025.
- Ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC năm 2025.
-85% cán bộ, công chức cấp thị trấn có trình độ đại học trở lên và được chuẩn hoá về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng làm việc (trừ các chức danh có quy định khác của cơ quan có thẩm quyền).
6. Cải cách tài chính công
Thực hiện nghiêm tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị định số 117/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
7. Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số
7.1. Triển khai hệ thống hội nghị trực tuyến đồng bộ từ cấp tỉnh, huyện đến cấp thị trấn và kết nối với hệ thống hội nghị trực tuyến quốc gia.
7.2. Kết nối cơ sở dữ liệu của các sở, ngành để phụcvụ quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công đạt 70%.
7.3. 60% hồ sơ công việc tại cấp thị trấn được xác lập trên môi trường mạng
(trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

7.4. 80% báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - thị trấn hội được thực hiện trực tuyến và liên thông với hệ thống báo cáo quốc gia.
7.5. Thường xuyên duy trì, cải tiến hệ thống tại các cơ quan, đơn vị đáp ứng yêu cầu TCVN ISO 9001:2015; xây dựng quy trình nội bộ dùng chung cho các cơ quan HCNN cấp thị trấn đáp ứng yêu cầu TCVN ISO 9001:2015, điện tử hóa 30% số quy trình đã xây dựng.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHUNG
1. Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính
- Tiếp tục chỉ đạo đồng bộ, hiệu quả, cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ,
giải pháp, xác định rõ trách nhiệm các ngành, lĩnh vực trong việc thực hiện Chương trình tổng thể CCHC Nhà nước tỉnh giai đoạn 2021-2030;
Nghị quyết số 12-NQ/TU của Tỉnh ủy và Đề án của UBND tỉnh một cách đồng
bộ, hiệu quả; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành với quyết tâm cao, nỗ lực
lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả; nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong
CCHC gắn với tăng cường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra CCHC.

- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ của UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện giao; thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc, duy trì đánh giá, xếp loại đối với người đứng đầu trong CCHC. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo CCHC thị trấn từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện công tác CCHC.
- Tăng cường công tác đối thoại của người đứng đầu cấp thị trấn với người
dân, doanh nghiệp theo quy định.

- Thông tin, tuyên truyền, quán triệt thực hiện các văn bản của các cấp về
CCHC dưới nhiều hình thức, thông qua các cuộc họp giao ban, trên trang thông tin điện tử của thị trấn; tổ chức tuyên truyền qua các hoạt động tập huấn, tọa đàm, tham quan,học tập, trao đổi kinh nghiệm về CCHC.

- Tham gia tập huấn, bồi dưỡng, trang bị các kiến thức, kinh nghiệm về
CCHC; giới thiệu, mạnh dạn áp dụng các mô hình mới, sáng kiến, cách làm hay
trong CCHC vào thực tiễn.

- Đổi mới phương pháp theo dõi, đánh giá định kỳ kết quả thực hiện
nhiệm vụ CCHC. Nâng cao chất lượng công tác tổ chức đánh giá, xác định chỉ
số CCHC theo hướng toàn diện, đa chiều, công khai, minh bạch, tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin trong tổ chức khảo sát, đánh giá.

- Tổ chức tốt công tác tự kiểm tra định kỳ, đột xuất về công tác CCHC; tăngcường kiểm tra đột xuất việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóacông vụ tại đơn vị. Xem xét, báo cáo cấp có thẩmquyền khen thưởng, biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trongthực hiện nhiệm vụ CCHC.
- Tiếp tục chỉ đạo đồng bộ, hiệu quả, cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ,
giải pháp, xác định rõ trách nhiệm UBND thị trấn trong việcthực hiện Chương trình tổng thể CCHC Nhà nước tỉnh giai đoạn 2021-2030;Nghị quyết số 12-NQ/TU của Tỉnh ủy và Đề án của UBND tỉnh một cách đồngbộ, hiệu quả; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành với quyết tâm cao, nỗ lựclớn, hành động quyết liệt, hiệu quả; nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trongCCHC gắn với tăng cường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra CCHC.

2. Cải cách thể chế
- Tiếp tục tham mưu, đề xuất xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách pháp luật về tổ chức bộ máy hành chính, chế độ công vụ đầy đủ, đồng bộ trên cơ sở Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Cán bộ công chứcvà các quy định pháp luật có liên quan.
- Thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản quy
phạm pháp luật(Nếu có); đảm bảo các văn bản quy phạm pháp luật trước khi trình cấp cóthẩm quyền ban hành đều được thẩm định theo đúng trình tự, thủ tục và tiến độthời gian theo quy định.

- Kịp thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để quy định chi tiết
các nội dung được giao tại các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, của tỉnh và của huyện giao.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai có hiệu quả công tác tổ chức thi
hành pháp luật và theo dõi, đánh giá tình hình pháp luật hàng năm; kịp thời kiến
nghị xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn thị trấn đảm bảo đúng
quy định của pháp luật.

- Đổi mới, nâng cao chất lượng kiểm tra, rà soát hệ thống hóa văn bản quy
phạm pháp luật, đặc biệt tập trung vào việc rà soát các văn bản QPPL do
HĐND, UBND các cấp ban hành với các quy định của Hiến pháp năm 2013,
Luật Ban hành QPPL và các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và số hóa để nâng cao hiệu
quả công tác phổ biến giáp dục pháp luật.

- Tăng cường vai trò của người dân, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị- thị trấn hội, thị trấn hội - nghề nghiệp, cộng đồng trong phản biện và giám sát thi hành
pháp luật.

- Tăng cường hiệu quả việc thực hiện các giải pháp nhằm giảm chi phí tuân
thủ pháp luật, nâng xếp hạng chỉ số B1. Trong đó, tạo sự liên thông giữa hoạt
động xây dựng, hoàn thiện pháp luật với hoạt động tổ chức thực thi pháp luật.
Các ngành, lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ được giao thường
xuyên, kịp thời rà soát, nắm bắt, tổng hợp các quy định của pháp luật có nội
dung chưa rõ, khó hiểu, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc thiếu khả thi, đồng thời, rà
soát tổng hợp các quy định pháp luật không rõ ràng, thiếu tính minh bạch, khó
tuân thủ, bất hợp lý để đề xuất sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ. Tiếp tục rà soát, kiến
nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản QPPL quy định về điều
kiện đầu tư, kinh doanh, phí, lệ phí và các văn bản QPPL có quy định về TTHC
theo hướng đơn giản hóa, rút ngắn thời gian giải quyết tạo điều kiện thuận lợi cho
người dân, doanh nghiệp. Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến
cán bộ, công chức, cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

3. Cải cách thủ tục hành chính
- Tiếp tục triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các Văn bản chỉ đạo của
Trung ương, của tỉnh và của huyện về cải cách TTHC; trọng tâm triển khai Nghị quyết số 131/NQ-CP ngày 06/10/2022 của Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp; Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử.

- Tập trung rà soát, đơn giản hóa các TTHC nội bộ giữa cơ các quan hành
chính nhà nước không liên quan đến người dân, doanh nghiệp; tăng cường trách
nhiệm phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong thực hiện TTHC nộibộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động củaBộ phận
Tiếp nhận và Trả kết quả cấp thị trấn. Tất cả các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyếtđược giải quyết đúng quy định theo cơ chế một cửa,một cửa liên thông và được kiểm soát chặt chẽ qua Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh (trừ các TTHC đặc thù hoặc được UBND tỉnh cho phép thực hiện tại cơ quan, đơn vị). Đảm bảo Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp thị trấnhoạt động ổn định, hiệu quả và kết nối với Trung tâm Hành chính công cấphuyện và Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

- Thực hiện kiểm soát trách nhiệm giải quyết công việc của các ngành, lĩnh vực có liên quan trong việc tiếp nhận hồ sơ, giải quyết TTHC; giảm tỷ lệ hồ sơtrễ hẹn giải quyết; nghiêm túc thực hiện xin lỗi người dân, tổ chức khi để xảy ra trễ hẹn trong giải quyếtTTHC.
- Thực hiện nghiêm túc việc thanh toán trực tuyến phí, lệ phí giải quyết
TTHC trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC
của tỉnh nhất là thanh toán trực tuyến các thủ tục đất đai, thu lệ phí trước bạ…

- Phát huy vai trò các cán bộ, công chức được phân công nhiệm vụ  trong việc thực hiện kiểm soát hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trựctuyến và thực hiện ý kiến chỉ đạo, điều hành của UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện.
- Tổ chức tập huấn, kiểm tra và hướng dẫn việc thực hiện công tác kiểm
soát, cải cách TTHC tại UBND thị trấn.       

4. Cải cách tổ chức bộ máy
- Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số
18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XII; Công điện số 209/CĐ-TTg ngày 28/02/2022 của Thủ tướng Chính
phủ về việc sắp xếp tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập của bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương; các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, huyện.

- Tiếp tục triển khai rà soát, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của cơ quan đảm bảo đúng quyđịnh và thực tiễn yêu cầu nhiệm vụ tại địa phương,
- Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền theo Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày
10/01/2022 của Chính phủ nhằm phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong
việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - thị trấn hội của thị trấn.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hành chính,
cải tiến quy trình, quy chế làm việc, loại bỏ các khâu trung gian để tổ chức, sắp
xếp lại bộ máy đảm bảo tinh gọn.

- Thực hiện theo lộ trình thực hiện Nghị quyết số 595/NQ-UBTVQH15
ngày 12/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện chủ
trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp thị trấn.

5. Cải cách chế độ công vụ
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đảm bảo tiêu chuẩn, chức danh theo quy định; nâng cao chất lượng, tinh thần trách nhiệm, đạo đức, tác phong chuyên nghiệp, kỷ luật, kỷ cương, thân thiện và tận tình phục vụ Nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức. Tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc, kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công vụ theo Công điện số 280/CĐ TTg và 968/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Kết luận số 29-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh và các văn bản quy định, hướng dẫn của tỉnh.
- Cử cán bộ tham gia đào tạo, bồi dưỡng năm 2024 theo kế hoạch; tiếp tục đổi mới hình thức, nội dung, chương trình bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, công chức, đảm bảo thiết thực, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, đánh giá hiệu
quả làm việc của cán bộ, công chức; rà soát, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết công việc của cán bộ, công chức một cách chủ động, nhanh chóng.

6. Cải cách tài chính công
- Tăng cường các biện pháp để giải ngân vốn đầu tư công đảm bảo quy
định, thực hiện các nhiệm vụ về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

- Thực hiện việc mua sắm, xây dựng đúng tiêu chuẩn, định mức theo chỉ
đạo tại Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 10/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy
mạnh triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy
định chi tiết thi hành Luật; đẩy mạnh việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc thẩm
quyền quản lý.

- Chỉ đạo, đôn đốc các lĩnh vực thực hiện nghiêm túc, kịp thời các kết luận,
kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước về tài chính, ngân sách.

- Đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế, kinh
phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính theo Nghị định số
130/2005/NĐ-CP, Nghị định số 117/2013/NĐ-CP

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về cơ chế tự chủ; kết quả thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biênchế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.     
7. Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyềnsố
7.1. Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số
- Triển khai hệ thống hội nghị trực tuyến đồng bộ từ cấp thị trấn
kết nối với hệ thống hội nghị trực tuyến quốc gia, của tỉnh và của huyện phục vụ công tác quản lý,điều hành trong hội họp.

- Đẩy mạnh việc xây dựng và cung cấp cơ sở dữ liệu phục vụ công tác
quản lý nhà nước và nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn
trình; kết nối liên thông cơ sở dữ liệu từ các sở, ngành; cơ sở dữ liệu dùng
chung của tỉnh được triển khai trên nền tảng điện toán đám mây; tiếp tục triển
khai thực hiện có hiệu quả Đề án 06 của Thủ tướng chính phủ.

- Tiếp tục triển khai đào tạo, tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức,
kỹ năng số cho đội ngũ cán bộ công chức, người lao động trong cơ
quan nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

- Đảm bảo an toàn thông tin mạng cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn
nhằm đảm bảo cho các hệ thống thông tin hoạt động an toàn thôngsuốt phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ.

- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số đảm bảo chất lượng, hiệu
quả theo các mục tiêu tại Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 22/11/2021 của Ban
Chấp hành Đảng bộ tỉnh.

- Tiếp tục triển khai lập hồ sơ điện tử trên Hệthống quản lý văn bản và hồ sơ công việc.
7.2. Áp dụng ISO trong hoạt động của cơ quan, đơn vị
- Tiếp tục tổ chức duy trì, cải tiến có hiệu quả việc áp dụng Hệ thống quản
lý chất lượng tại cơ quan đã xây dựng và áp dụng đảm bảo thực chất
hiệu quả và đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015.

- Triển khai thí điểm xây dựng áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO
18091:2020, Hệ thống quản lý chất lượng

- Công bố Danh mục và Quy trình nội bộ thủ tục hành chính theo quy
định của pháp luật hiện hành; các quy trình được xây dựng theo hướng tối ưu
hóa quá trình xử lý công việc, đảm bảo đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện. Xây
dựng và công bố quy trình nội bộ dùng chung; thực hiện điện tử hóa các quy trình đã xây dựng.

- Tổ chức tự kiểm tra, đánh giá hàng năm đối với việc thực hiện xây dựng,
áp dụng, duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO
9001:2015; phối hợp lồng ghép các cuộc tự kiểm tra cải cách hành chính để đánh giá chất lượng hệ thống.

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn, đào tạo nâng cao
nhận thức, kỹ năng, nghiệp vụ về xây dựng, áp dụng, kiểm tra, đánh giá Hệ
thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 cho cán bộ, công chức.

- Quan tâm, bố trí nguồn kinh phí hợp lý theo quy định phục vụ cho việc
xây dựng, áp dụng, duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN
ISO 9001:2015.

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CỤ THỂ
Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, sản phẩm, phân công bộ phận chủ trì, ngành phối hợp và thời gian cụ thể thực hiện theo Phụ lục(gửi kèm).
V. KINH PHÍ
UBNDthị trấn bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch CCHC năm 2024 trong dự toán ngân sách hàng năm cho các bộ phận theo quy định. Đối với các nhiệm vụ được phê duyệt theo kế hoạch.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Chỉ đạo CCHC thị trấn
- Căn cứ Kế hoạch của UBND thị trấn, tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạoCCHC theo chức năng, nhiệm vụ được giao; phát huy vai trò các thành viên Ban
Chỉ đạo được giao chủ trì thực hiện các lĩnh vực/nội dung của thị trấnvề CCHC;
chịu trách nhiệm chỉ đạo, triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc triển
khai các nội dung được giao chủ trì theo Kế hoạch này và theo quy chế hoạt
động của Ban Chỉ đạo CCHC thị trấn đảm bảo tiến độ, chất lượng theo quy định.

- Các thành viên Ban Chỉ đạo CCHC thị trấn chỉ đạo quyết liệt thúc đẩy công
tác CCHC; quan tâm bố trí nhân lực, tài chính, thời gian và các nguồn lực cần
thiết; chỉ đạo, lãnh đạo kịp thời, thường xuyên, liên tục các vấn đề đặt ra từ thực
tiễn, giải đáp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong triển khai các nội dung, nhiệm vụ CCHC.

2. Các ngành, Lĩnh vực, cán bộ, Công chức và bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND thị trấn.
2.1. Tổ chức thực hiện các nội dung CCHC theo kế hoạch. Căn cứ các chỉ
tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể được xác định tại Kế hoạch này, Các ngành, lĩnh vực; chủ động xây dựng Kế hoạch CCHC năm 2024 của ngành, lĩnh vực mình phụ trách đảmbảo đồng bộ, thống nhất theo Chương trình tổng thể CCHC Nhà nước giai đoạn2021-2030, Nghị quyết số 12-NQ/TU, Đề án triển khai của UBND tỉnh phù hợpvới thực tiễn.

2.2. Thực hiện nghiêm quy định tại Quyết định số 54/2019/QĐ-UBND
ngày 27/9/2019 của UBND tỉnh về ban hành quy định trách nhiệm người đứng
đầu cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh về
thực hiện cải cách hành chính; tiếp tục đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành
công tác CCHC bằng những việc làm cụ thể, có tính đột phá để đạt hiệu quả
thực chất. Tăng cường hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác
CCHC. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong thực hiện từng nội dung
CCHC nhất là công nghệ thông tin, truyền thông, công nghệ số trong hoạt động
của các cơ quan hành chính nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động, chất
lượng phục vụ của các cơ quan hành chính Nhà nước.

2.3. Đẩy mạnh thông tin truyền thông, tạo đồng thuận thị trấn hội thúc đẩy
CCHC, nhất là TTHC; rà soát, đơn giản hóa, cập nhật, công khai và hướng dẫn
kịp thời, đầy đủ các TTHC, các văn bản quy định về TTHC thuộc thẩm quyền
tiếp nhận và giải quyết của cơ quan tại trụ sở làm việc, trên trang
thông tin điện tử của đơn vị.

2.4. Tổ chức hội nghị đối thoại với người dân, tổ chức và doanh nghiệp về
các vấn đề có liên quan tới giải quyết công việc của người dân, tổ chức và doanh
nghiệp thuộc thẩm quyền của cơ quan theo quy định.

2.5. Chủ động, mạnh dạn đề xuất thực hiện hoặc thí điểm thực hiện những
mô hình, giải pháp, sáng kiến hiệu quả, có tính khả thi và có sự đồng thuận caotừ phía tổ chức, người dân để tạo sự đột phá trong công tác CCHC. Tổ chức tập
huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ liên quan đến giao tiếp, văn hóa ứng xử,
quyền và nghĩa vụ của công chức, kỷ luật, kỷ cương hành chính, ưutiên bồi dưỡng đối tượng là cán bộ, công chức tiếp dân, thực hiện TTHC, giải quyết công việc liên quan đến người dân, tổ chức tại các lĩnh vựcđất đai, xây dựng, lao động thương binh và thị trấn hội, tư pháp, y tế, bảo hiểm thị trấnhội... nội dung của Chỉ số PARINDEX, SIPAS đối với cán bộ, công chức thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý.

2.6. Thực hiện đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự
phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước bằng các hình thức phù hợp, thuận
tiện cho người dân, tổ chức và đảm bảo thực chất, hiệu quả. Định kỳ hàng quý
có báo cáo kết quả lấy ý kiến đánh giá phục vụ công tác chỉ đạo điều hànhCCHC của người đứng đầu cơ quan.

2.7. Triển khai việc đánh giá kết quả công tác CCHC qua xác định Chỉ số
CCHC hằng năm đối với từng lĩnh vực đảm bảo thực chất, khách quan, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ CCHC; thực hiện sơ kết, tổng kết công tácCCHC theo quy định.

3. Văn phòng UBND thị trấn
- Là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo CCHC thị trấn. Chủ trì, phối hợp
với các bộ phận liên quan hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, đánh giá; tổ chức sơ
kết, tổng kết việc triển khai kế hoạch CCHC năm 2025 của thị trấn đảm bảo chất
lượng, hiệu quả, đúng tiến độ theo quy định.

- Chịu trách nhiệm đôn đốc, triển khai kế hoạch này và chủ trì tham mưu
tổ chức kiểm tra công tác cải cách hành chính theo kế hoạch; tham mưu UBND
thị trấn, Chủ tịch UBND thị trấn các biện pháp đẩy mạnh công tác CCHC trên địa bàn
thị trấn; chủ trì tổng hợp báo cáo UBND huyện, phòng Nội vụ về kết quả thực hiện công tác CCHC của thị trấn đảm bảo chất lượng, thời gian theo quy định.

- Tăng cường phối hợp với các ngành chủ trì thực hiện các nội dung
CCHC của thị trấn để tham mưu UBND thị trấn, Chủ tịch UBND thị trấn chỉ đạo triển
khai các nhiệm vụ CCHC có chất lượng, hiệu quả.

4. Cán bộ phụ trách kiểm soát TTHC
- Chủ trì phối hợp với bộ phận có liên quan kiểm soát chặt chẽ số liệu thủ tục hành chính thực hiện “tiếp nhận và trả kết quả” tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
- Thực hiện hướng dẫn, theo dõi TTHC của tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền được giao tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
- Tăng cường các hình thức lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân
đối với sự phục vụ của cơ quan, cán bộ, công chức trong giải quyếtTTHC.

5. Lĩnh vực Văn hóa và Thông tin
- Chủ trì, phối hợp với các bộ phận có liên quan xây dựng chuyên
mục, chuyên trang về CCHC trên trang thông tin điện tử; tuyên truyền, phổ biến
sâu, rộng, có trọng tâm, trọng điểm, bằng nhiều hình thức nhất là thông tin,
tuyên truyền về các mô hình hay, cách làm tốt, cũng như các tồn tại, hạn chế vàgóp ý, hiến kế cho UBND thị trấn làm tốt hơn công tác này. Đồng thời
nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức và Nhân dân về công tác CCHC; giúp người dân, doanh nghiệp được tiếp cận để hiểu rõ hơn về các nội dung công tác CCHC.

6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp thị trấn
- Tăng cường phối hợp tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và
Nhân dân tích cực tham gia vào các khâu, lĩnh vực trong tiến trình CCHC. Phát
huy vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị -
thị trấn hội trong thực hiện CCHC nhà nước các cấp.

- Vận động người dân, doanh nghiệp và cơ quan truyền thông, báo chí
giám sát việc thực hiện CCHC góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh
và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; nắm bắt kịp thời tâm
tư nguyện vọng, kiến nghị của đoàn viên, hội viên và Nhân dân để phản ánh với
cấp ủy, chính quyền góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính
quyền.

Chủ tịch UBND thị trấn yêu cầu Văn phòng UBND, các ngành phụ trách các tiêu chí CCHC cấp thị trấnnghiêm túc thực hiện Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về UBND thị trấn(qua Văn phòng UBND) để tổng hợp, báo cáo đề xuất UBND thị trấn xem xét, giải quyết theo quy định./.
 

Tác giả: Xuân Hiếu

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây