Nhiệm vụ Lãnh đạo

1. Nhiệm vụ của Bí thư:
+ Nắm vững Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và đường lối,chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết vàchỉ thị của cấp trên và chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cấp mình;nắm vững nhiệm vụ trọng tâm, giải quyết có hiệu quả công việc đột xuất;nắm chắc và sát tình hình đảng bộ, tổ chức đảng trực thuộc và của nhândân trên địa bàn; chịu trách nhiệm chủ yếu về các mặt công tác của đảngbộ.
+ Chủ trì cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ vàchỉ đạo việc chuẩn bị xây dựng nghị quyết của đảng bộ, của Ban Chấp hành,Ban Thường vụ và tổ chức chỉ đạo thực hiện thắng lợi các nghị quyết đó.
+ Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo,chỉ đạo hoạt động và giữ vai trò trung tâm đoàn kết giữ vững vai trò lãnhđạo toàn diện đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị ở xã, phường,thị trấn.
+ Lãnh đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chỉthị, nghị quyết của cấp trên, của đảng bộ, của Ban Chấp hành và Ban Thườngvụ Đảng uỷ.
2. Nhiệm vụ của Phó Bí thư, Thường trực Đảng uỷ:
+ Giúp Bí thư đảng bộ chuẩn bị nội dung các cuộc họp và dự thảo nghị quyết của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ về các mặt công tác của Đảng bộ.
+ Tổ chức việc thông tin tình hình và chủ trương của Ban chấp hành, Ban thường vụ cho các Uỷ viên Ban chấp hành và tổ chức đảngtrực thuộc.
+ Tổ chức kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, chỉ thịcủa cấp uỷ cấp trên, của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ.
3. Nhiệm vụ của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân:
 Lãnh đạo phân công công tác của Uỷ ban nhân dân,các thành viên Uỷ ban nhân dân, công tác chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân, gồm:
+ Tổ chức chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra đối với côngtác chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân trong việc thực hiện chính sách, phápluật của cơ quan Nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân vàcác quyết định của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
+ Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn củaChủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, tham gia quyết định các vấn đề thuộc thẩmquyền tập thể Uỷ ban nhân dân.
+ Áp dụng các biện pháp cải tiến lề lối làm việc, quảnlý và điều hành bộ máy hành chính ở xã, phường, thị trấn hoạt động cóhiệu quả.
+ Ngăn ngừa, đấu tranh chống biểu hiện tiêu cực trongcán bộ công chức Nhà nước và trong bộ máy chính quyền địa phương cấp xã;tiếp dân, xét và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân theoquy định của pháp luật; giải quyết và trả lời các kiến nghị của Uỷ ban Mặttrận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân ở xã.
+ Trực tiếp quản lý, chỉ đạo thực hiện một số nhiệmvụ theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của trưởng,phó thôn, tổ dân phố theo quy định của pháp luật.
+ Báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấpvà Uỷ ban nhân dân cấp trên.
+ Triệu tập và chủ toạ phiên họp của Uỷ ban nhân dân.
+ Thực hiện việc bố trí sử dụng, khen thưởng, kỷ luậtcán bộ, công chức cơ sở theo sự phân cấp quản lý.
+ Đình chỉ hoặc bãi bỏ quy định trái pháp luật của trưởng thôn.
4. Nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân:
Tổ chức quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ theo khốicông việc (khối kinh tế - tài chính, khối văn hoá - xã hội...) của Uỷ ban nhân dân do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phân công và những công việc do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ủy nhiệm khi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân đi vắng.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây